News from LCDF

Những hiểu lầm về ngành Thiết kế sáng tạo

This page is also available in English
79906483_2646369642121955_8193423572010532864_o.jpg

Có nhiều quan niệm sai lầm xung quanh việc đào tạo nghệ thuật và thiết kế hiện nay. Những định kiến về Nhà Thiết kế chính là hình ảnh người họa sỹ chỉ ngồi một chỗ để vẽ dường như không còn mang tới cảm giác hào hứng hay được coi là một nghề nghiệp thành công dưới con mắt của thế hệ trẻ sáng tạo ngày nay.

Chúng tôi hy vọng những chia sẻ dưới đây sẽ phần nào khiến cho các bậc phụ huynh, giáo viên và những nhà cố vấn nghề nghiệp hiểu rằng Thiết kế hiện nay không chỉ có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp đa dạng, mà việc theo học nghệ thuật sáng tạo có thể được coi là một lựa chọn thông minh cho các bạn trẻ thế hệ Gen Z.

NHI_6963.jpg

Hiểu lầm #1: Ngành công nghiệp thiết kế không có quy mô lớn – không mang lại nhiều tiền.

Đây là một trong những băn khoăn lớn nhất mà hầu hết các bậc cha mẹ nào cũng có, nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại.

Ngành công nghiệp sáng tạo trên thế giới đang phát triển như vũ bão và mang lại lợi nhuận khổng lồ cho nhiều nước phát triển trong thời đại công nghệ số hiện nay. Tại Việt Nam, mặc dù có nhiều lĩnh vực còn bỏ ngỏ, nhưng công nghiệp sáng tạo đang là ngành kinh tế đi lên với nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn, thu hút các bạn trẻ trong những năm gần đây.

boo6.jpg

Xưởng thực hành mẫu rập công ty BOO thu hút các bạn trẻ sáng tạo LCDF - Hanoi

“Theo thống kê, mỗi năm nước ta cần hơn 1.000.000 nhân sự cho ngành thiết kế đồ họa. Chỉ cần gõ từ khóa “Việc làm ngành Thiết kế đồ họa” trên Google, chưa đầy 0,46 giây, có tới 8.900.000 kết quả được tìm thấy. Đây là những minh chứng cho thấy nhu cầu nhân lực vô cùng to lớn của ngành trong xã hội hiện nay.

Truy cập các trang tuyển dụng uy tín như Vietnamworks, Jobstreet, timviecnhanh.com, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những mẩu tin quảng cáo tuyển dụng vị trí Thiết kế đồ họa với mức lương bình quân khởi điểm từ 500-800USD/ tháng, thậm chí 1.000USD/ tháng”.

(Nguồn: https://thegioitre.vn/nhan-luc-nganh-thiet-ke-do-hoa-dang-ngay-cang-dat-gia-61595.html)

đồ họa 5.jpg

Sinh viên chuyên ngành Thiết kế đồ họa tại Phòng thực hành

Cùng với điều này, với sự phát triển của internet, những người làm Nghệ thuật và Thiết kế đã có thể chia sẻ và tiếp thị sản phẩm của họ dễ dàng hơn bao giờ hết, cũng như có cơ hội trở nên tiến bộ hơn trong sự nghiệp. Nhiều sinh viên đã thành công khi tác phẩm của họ đăng tải trực tuyến và nhận được nhiều sự chú ý. Với các sinh viên được đào tạo để xây dựng trang web, phát triển thương hiệu và mạng xã hội, họ chuyên nghiệp và có tiềm năng được tuyển dụng hơn bao giờ hết.

image009.jpg

Tác phẩm sinh viên Thiết kế đồ họa Vũ Anh

Ngành công nghiệp Thời trang trong những năm gần đây đã mang một diện mạo mới. Không chỉ dừng lại ở việc những nhà máy gia công sản phẩm, ngày càng có những nhà thiết kế trẻ tự đứng ra mở thương hiệu cho riêng mình với thị trường mục tiêu không chỉ trong nước mà còn vươn tầm quốc tế.

image021.jpg

Tác phẩm của Nhà thiết kế Vũ Tá Linh tại Tuần lễ thời trang Hongkong

Thao-Hmong-Hemp-Maker-Km-109_086.jpg

Nhà thiết kế Vũ Thảo đi tiên phong với xu hướng Thời trang bền vững tại Việt Nam triển lãm sản phẩm tại New York, USA

(Nguồn: Thời báo New York https://kilomet109.com/new-york-times-features-kilomet109/)

Ngoài ra, các bạn trẻ yêu thích thời trang còn có nhiều cơ hội nghề nghiệp mới như tạo phong cách thời trang (styling), nhiếp ảnh thời trang, vẽ minh họa thời trang, báo chí xuất bản,…

Bobby Nguyen for Elle

Tác phẩm của Nhiếp ảnh gia Bobby Nguyễn -tốt nghiệp khoa Thời trang trên tạp chí Elle Việt Nam

Hiều lầm #2: Bắt đầu khi mới 16 tuổi là quá sớm (hay chờ đến năm 18 tuổi, chọn ngành kinh tế theo số đông cho chắc rồi đi học bằng 2 ngành thiết kế)

Sẽ là quá muộn để sinh viên mong muốn theo đuổi nghề nghiệp tương lai về ngành Thiết kế có thể chuyên sâu trong lĩnh vực này. Các bạn sinh viên sẽ dần xây dựng được nền tảng kiến thức vững chắc nếu như bắt đầu sớm- lý tưởng nhất là khi các bạn bắt đầu có ý định theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực sáng tạo.

Nếu có dịp trải nghiệm chương trình đào tạo từ bậc học phổ thông (16 tuổi), học sinh sẽ có cơ hội được tiếp cận và khám phá khả năng của mình với các ngành nghề từ sớm và có quyết định đúng đắn cho lựa chọn nghề nghiệp tương lai của mình.

IMG_7436.jpg

Một lớp học tạo nguồn dành cho học sinh THPT tại LCDF - Hanoi

Tại Việt Nam, các môn học tạo nguồn cho ngành Thiết kế chưa được được vào giảng dạy ở bậc học phổ thông như nhiều nước phát triển hiện nay nên hầu hết sinh viên chưa có điều kiện được trải nghiệm môi trường đào tạo chuyên nghiệp này tại trường phổ thông. Tuy nhiên, các bạn vẫn có thế khám phá ra niềm đam mê và tài năng thực sự của mình bằng cách tham gia các chương trình học tạo nguồn tại các trường Đại học hoặc sau phổ thông, giúp các em có thể tìm hiểu để đưa ra quyết định về chuyên ngành cho chương trình cử nhân và định hướng nghê nghiệp cho tương lai của mình.

GDD_5094.JPG

Lớp học trải nghiệm Studio Nội thất & Kiến trúc

IMG_7536.jpg

Lớp học trải nghiệm Studio Vẽ minh họa

Hiểu lầm #3: Theo học thiết kế sẽ không có tương lai – có rất ít cơ hội nghề nghiệp

Có nhiều sinh viên tốt nghiệp Học viện Thiết kế và Thời trang London đã thành công góp phần đáng kể vào sự phát triển ngành công nghiệp Thiết kế Việt Nam. Họ đồng thời là các Nhà thiết kế tiên phong cho Xu hướng thiết kế bền vững và mang Thiết kế Việt Nam có tên tuổi trên thị trường quốc tế.

5bb45e86078a2-quy-tac-thoi-trang-cho-phai-dep-cua-ntk-lam-gia-khang-5711-1[1].jpg

Nhà thiết kế Lâm Gia Khang và các tác phẩm thiết kế cho khách hàng

Thông thường, mọi người cho rằng các vị trí trong các ngành STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học) chỉ có sẵn cho những người đã theo học môn học đó. Tuy nhiên, lĩnh vực này và ngành công nghiệp sáng tạo vẫn có mối liên hệ với nhau.

Các công ty lớn về khoa học, công nghệ, kỹ thuật rất cần các nhà thiết kế, giám đốc sáng tạo, phụ trách marketing và quản lý thương hiệu, và copywriter v.v...Tất cả những quảng cáo trên bảng hiệu, truyền hình hoặc internet - tất cả đều cần một đội ngũ những người sáng tạo. Trên thực tế, khi bạn nhìn thấy bất kỳ điều gì, ở bất cứ đâu, sẽ đều có một người trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo góp phần làm nên điều đó.

P90656Escan0001.jpg

Bìa tạp chí Harper’s Bazaar do NTK Vũ Tá Linh thực hiện với vai trò Giám đốc sáng tạo và Stylist

Các lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên sau tốt nghiệp:

  • Thời trang: thiết kế thời trang, vẽ minh họa thời trang, thiết kế mẫu rập, Quản lý chất lượng sản phẩm, kinh doanh thời trang, stylist, marketing thời trang, trưng bày thời trang v.v...
  • Thiết kế đồ họa: truyền thông, quảng cáo và xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, thiết kế website, đồ họa chuyển động v.v...
  • Thiết kế nội thất và kiến trúc: kiến trúc sư, chuyên viên thiết kế nội –ngoại thất, cố vấn thiết kế công trình, thiết kế triển lãm và bán lẻ, thiết kế sản phẩm, thiết kế sự kiện, thiết kế không gian v.v...

Hiểu lầm #4: Học thiết kế chỉ dành cho con nhà giàu

Có rất nhiều sinh viên theo học tại LCDF-Hanoi với sự hỗ trợ của học bổng.

Có rất nhiều cách để các bạn có thể dành được học bổng như tham gia cuộc thi “ Việt Nam nơi tôi sống”, Tài năng thiết kế trẻ hay gửi hồ sơ nghệ thuật (portfolio) thật ấn tượng để thể hiện cá tính nghệ thuật và tư duy sáng tạo của bản thân v.v...

Chinh phục học bổng lên tới 280 triệu đồng từ Học viện thiết kế và thời trang London, bạn dám thử?0.7204353191850542

Sinh viên Thời trang Lê Ngọc Hà Thu nhận học bổng với điểm IETLS 8.0 và hồ sơ nghệ thuật ấn tượng

Hiểu lầm #5: Giảng viên thiết kế tại Việt Nam liệu có thực sự có chuyên môn và kinh nghiệm?

Ngày càng có nhiều Nhà thiết kế tiếp cận với nền giáo dục và đào tạo tiên tiến ở nước ngoài và trở về Việt Nam phát triển thương hiệu của mình trong những năm gần đây.

Đội ngũ giảng viên tại Học viện Thiết kế và Thời trang London - Hà Nội hầu hết đến từ Anh quốc và là những chuyên gia trong các lĩnh vực Thời trang, Thiết kế đồ họa, Nội thất và Kiến trúc, Nhiếp ảnh v.v... Các chuyên gia có kinh nghiệm giảng dạy và làm việc lâu năm trong ngành đồng thời là những người truyền cảm hứng và nhiệt tình hỗ trợ, định hướng cho sinh viên trong suốt quá trình học tập.

Photography

Sinh viên LCDF - Hanoi cùng chuyên gia Nhiếp ảnh Julie Vola

image011.jpg

Thầy và trò LCDF- Hanoi trong ngày khai giảng