News from LCDF

Bí kíp “làm đẹp' Portfolio từ giáo sư thẩm định hàng ngàn bộ hồ sơ nghệ thuật

23615 header image

Làm thế nào để đưa “cái tôi” vào bộ hồ sơ, cách để người thẩm định “ngất" ngay từ những trang đầu, cùng rất nhiều những gợi ý cần thiết để các sinh viên thiết kế có được một bộ portfolio ấn tượng phục vụ mục đích xin du học.

Dù cho ngành Thiết kế ngày càng phát triển ở Việt Nam, và nhân sự cho ngành này cũng ngày càng nhiều, có một sự thật là rất ít nhà thiết kế biết về Portfolio (hay còn gọi là Hồ sơ nghệ thuật). Và kể cả khi đã hiểu được vai trò của “cuốn passport" đặc biệt có thể giúp họ dễ dàng xin việc hoặc xin du học này, không phải ai cũng có thể tự tay làm nên một bộ Hồ sơ ấn tượng.

Bí kíp “làm đẹp' Porfolio từ giáo sư thẩm định hàng ngàn bộ hồ sơ nghệ thuật0.45868141309949795

Sinh viên chuẩn bị Hồ sơ nghệ thuật ngành Thiết kế thời trang

Thực ra, đây là vấn đề không của riêng Việt Nam. Từng thẩm định hàng ngàn portfolio xin du học, Giáo sư Douglas Maclennan – Nguyên Giám đốc phát triển hợp tác quốc tế - Đại học Northumbria (Anh Quốc) và Cố vấn đào tạo của Học viện Thiết kế và Thời trang London - Hà Nội khẳng định rằng rất nhiều sinh viên đến từ các nước Châu Á chưa có nhiều cơ hội tìm hiểu để chuẩn bị được một portfolio bài bản và chuẩn mực.

Bí kíp “làm đẹp' Porfolio từ giáo sư thẩm định hàng ngàn bộ hồ sơ nghệ thuật0.03951412820656042

Giáo sư Douglas Maclennan giúp sinh viên phát triển Hồ sơ nghệ thuật

Và tất nhiên, với những bộ Hồ sơ nghệ thuật “mông lung như một trò đùa”, cơ hội được nhận vào học tại những trường Đại học chuyên ngành Thiết kế hàng đầu thế giới của họ gần như là bằng 0. Mặc dù, không ít người trong số đó có khả năng chuyên môn cực tốt.

Với mong muốn mang đến cho cá bạn sinh viên, các vị phụ huynh những lời khuyên bổ ích để có được một portfolio ấn tượng, Giáo sư Douglas Maclennan đã có buổi một talk show với đề tài “BÍ QUYẾT CHUẨN BỊ HỒ SƠ NGHỆ THUẬT HẤP DẪN ĐỂ DU HỌC HOẶC XIN VIỆC LÀM” trong khuôn khổ Tuần lễ Thời trang Tốt nghiệp của LCDF-Hanoi vừa diễn ra.

Bí kíp “làm đẹp' Porfolio từ giáo sư thẩm định hàng ngàn bộ hồ sơ nghệ thuật0.23392177448980733

Một trang minh họa Hồ sơ nghệ thuật của sinh viên thời trang

Tại buổi talk show này, điều đầu tiên mà giáo sư nhấn mạnh chính là các sinh viên phải thể hiện được trọn vẹn khả năng cũng như cá tính, phong cách của bản thân trong bộ hồ sơ. Để làm được điều này, các bạn trẻ cần phải chọn những sản phẩm thiết kế mà mình tâm đắc nhất để đưa vào portfolio.

Bí kíp “làm đẹp' Porfolio từ giáo sư thẩm định hàng ngàn bộ hồ sơ nghệ thuật0.18870860461501537

Trưng bày Hồ sơ nghệ thuật ngành Thiết kế nội thất tại LCDF-Hanoi

Mặc dù vậy, không nên tham lam mà phải có chọn lọc để gói gọn bộ hồ sơ trong khoảng 40 trang. Với các sản phẩm, ý tưởng đã được đưa vào sử dụng thực tế thì nên chụp hình gửi kèm, vừa thể hiện được đầy đủ mà lại không phải tốn chi phí vận chuyển sản phẩm.

Bí kíp “làm đẹp' Porfolio từ giáo sư thẩm định hàng ngàn bộ hồ sơ nghệ thuật0.7233879636112164

Triển lãm hồ sơ nghệ thuật ngành Thiết kế Đồ họa.

Thông thường, sinh viên được thoải mái sáng tạo với portfolio của mình. Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường lại đưa ra giới hạn trong khoảng 10 đến 15 trang. Với trường hợp này, sự chọn lọc càng phải cẩn thận và xít sao hơn bao giờ hết. Cách thể hiện cũng nên ngắn gọn và xúc tích hơn.

Bên cạnh đó, hãy cho những người thẩm định thấy mình có thể tìm được cảm hứng sáng tạo từ vạn vật xung quanh như thế nào. Việc thể hiện niềm đam mê thiết kế bằng cách đưa vào bộ hồ sơ những những tác phẩm, những nghệ sĩ có ảnh hưởng đến phong cách cá nhân cũng rất cần thiết.

Bí kíp “làm đẹp' Porfolio từ giáo sư thẩm định hàng ngàn bộ hồ sơ nghệ thuật0.28202092329950945

Mỗi ngành thiết kế sáng tạo có một cách làm Hồ sơ nghệ thuật khác nhau

Sau “cái tôi", điều thứ hai mà một bộ portfolio cần chính là câu chuyện được gửi gắm trong đó. Câu chuyện ấy sẽ kể lại toàn bộ quá trình sáng tạo của tác giả, từ khâu phát triển ý tưởng, cho đến quan sát, nghiên cứu, phác hoạ và hoàn thành sản phẩm. Câu chuyên được kể càng liền mạch, được trình bày càng đẹp thì khả năng của tác giả sẽ càng được đánh giá cao.

Thêm một điều không kém phần quan trọng nữa, đó là các bạn sinh viên nên đặc biệt đầu tư tâm sức vào trang đầu và trang cuối của portfolio. Bởi lẽ, ngay trang đầu đã dở thì đừng mong người thẩm định mở tiếp trang hai. Còn một cái kết đẹp bao giờ cũng để lại những ấn tượng tốt.

Khi được một sinh viên đặt câu hỏi liệu có nên đối chiếu portfolio của mình với các bộ hồ sơ chuẩn mạng trên hay không, vị cố vấn đào tạo LCDF - Hà Nội chỉ chia sẻ rằng thường những thứ thuộc về tiêu chuẩn đều sẽ bị đóng khung một cách cứng nhắc. Đó là chưa kể, vì chúng được “share" miễn phí nên bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận.

Do đó, thay vì trả lời “nên" hay “không nên", ông đã một lần nữa nhấn mạnh rằng điều quan trọng nhất vẫn là “cái tôi" được gửi gắm trong portfolio.

Cùng tham khảo những bộ hồ sơ nghệ thuật do các sinh viên LCDF-Hanoi đã thực hiện:

http://www.designstudies.vn/tac-pham-sinh-vien-thoi-trang/ http://www.designstudies.vn/tac-pham-sinh-vien-noi-that/ http://www.designstudies.vn/tac-pham-sinh-vien-do-hoa/