News from LCDF

CỨU LẤY TRUNG QUỐC VỚI THỜI TRANG BỀN VỮNG

Những dòng sông độc hại, mức độ ô nhiễm gây ung thư và tình trạng thiếu nước trên diện rộng; tất cả đã có câu trả lời thông qua ngành công nghiệp may mặc tại Trung Quốc. May mắn thay, từ đó, nhiều hành động thân thiện với môi trường, người Trung Quốc cũng như cảnh quan thời trang toàn cầu cũng đang dần biến chuyển. Không Chỉ là Một Nhãn Hàng (Not Just a Label) đã xem xét lý do và những cải thiện đang được thực hiện tại trung tâm sản xuất hàng may mặc lớn nhất thế giới và đáp ứng được nhu cầu của các nhà thiết kế mới trong việc xác định lại cụm từ “Sản xuất tại Trung Quốc” (Made in China).

Đây có thể là một khối tài chính khổng lồ nhưng ẩn sau sức ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc là một quá trình hệ sinh thái mong manh nguy hiểm. Kể từ sau cuối những năm bảy mươi theo chân một chương trình nghị sự kinh tế chủ yếu ủng hộ chủ nghĩa tư bản dựa trên nền công nghiệp hóa và mở rộng triệt để, Trung Quốc hiện có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và dự tính sẽ đứng đầu vào năm 2030. Tuy nhiên, 16 trong 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới lại được tìm thấy ở đất nước này, 60% nguồn nước ngầm bị ô nhiễm và hơn một phần tư các con sông chính không thích hợp để tiếp xúc với con người.

Là quốc gia đi đầu thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu hàng may mặc – loại hàng hóa rất tốn kém nước, hóa chất và năng lượng để sản xuất – đây rõ ràng là vai trò quan trọng của ngành thời trang trong việc lạm dụng môi trường tại Trung Quốc. Theo tổ chức Greenpeace tại Đông Á, chỉ riêng ngành công nghiệp dệt may của đất nước này đã chiếm tới tới 10% lượng nước thải công nghiệp với 72 hóa chất độc hại trong nước có nguồn gốc hoàn toàn từ dệt nhuộm. Cơ quan địa phương cho hay, bạn hoàn toàn có thể đoán được gam màu thời trang cho mùa tiếp theo dựa vào màu sắc của những con sông.

Trên hết, các nhà máy dệt may sản xuất khoảng 3 tỷ tấn than bụi mỗi năm. Khi thành phố Bắc Kinh phải trải qua một trận khói bụi kéo dài trong suốt Tháng Giêng năm 2013, được biết với cái tên ‘airpocalypse’ (không khí ngày tận thế) vì nồng độ các hạt độc hại gấp bốn mươi lần mức độ được coi là an toàn công bố bởi Tổ chức Y tế Thế giới, từ đó dẫn đến sự phản đối công khai rộng rãi. Mối quan ngại càng lớn dần lên tại Trung Quốc. “Các vấn đề chất lượng không khí và an toàn vệ sinh thực phẩm đe dọa tới sức khỏe người dân Trung Quốc đang góp phần không nhỏ vào việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, Nitin Dani – Giám đốc của Tổ chức chiến dịch Green Initiatives tại Shanghai cho biết. “Chỉ nhìn vào việc mọi người tham gia trên các diễn đàn môi trường, chúng ta có thể thấy được sự quan tâm đang bùng nổ trong vài năm trở lại đây.”

Các nhóm và tổ chức chiến dịch đang đi đầu trong các hoạt động môi trường. The Green Choice Alliance (Liên minh Lựa chọn Xanh), một tổ chức phi chính phủ, đã yêu cầu được gần 2000 nhà máy thực hiện các hành động khắc phục thông qua dự án Green Supply Chain (Chuỗi cung cấp màu xanh) của họ. Trong khi đó, chiến dịch Detox của Greenpeace thách thức các thương hiệu hàng đầu phải làm việc với các nhà cung cấp của họ để loại bỏ tất cả các hóa chất độc hại ra khỏi chuỗi cung ứng và vòng đời các sản phẩm của họ. Kết quả là, “mức độ nhận thức về sử dụng các hóa chất độc hại cứ như chưa từng có”, quản lý chiến dịch tại Bắc Kinh, ông Ada Kong chia sẻ. “Chỉ có một số ít trong ngành đã nhận thức được về các hóa chất họ sử dụng và chích xác những gì họ đã xả ra sông.”

CỨU LẤY TRUNG QUỐC VỚI THỜI TRANG BỀN VỮNG0.35781246016120527

Tuy nhiên, dưới sức ép phải chú ý đến nhu cầu công cộng và đối mặt với sự suy thoái kinh tế, các hành động quyết liệt hơn đang được dấy lên từ phía chính phủ, các nhãn hiệu và nhà cung cấp. Sau lời hứa về một “cuộc chiến chống ô nhiễm” của Thủ tướng Lý Khắc Cường năm 2014, chính phủ đã tăng cường Luật Bảo vệ Môi trường Trung Quốc lần đầu tiên trong vòng 25 năm. Các khoản tiền phạt cho các công ty giờ không giới hạn và các cá nhân có thể sẽ phải chịu án 15 ngày tù. Hơn 600 tỉ đô la đã được chi ra để cam kết làm sạch ô nhiễm không khí và nước, trong khi đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo – ngành công nghiệp mà gần như không tồn tại sáu năm trước, giờ cũng đã tăng vọt.

“Luật môi trường mới của Trung Quốc đang tích cực nhắm vào ngành công nghiệp dệt may,” Christina Dean, người sáng lập của Redress tuyên bố. Có trụ sở tại Hồng Koong, tổ chức môi trường phi chính phủ này đã chứng kiến những tác động và những thay đổi đối với ngành dệt may của Trung Quốc trong gần 10 năm nay, trong khi làm việc để giảm thiểu chất thải trong ngành công nghiệp thời trang. “Những doanh nghiệp dệt may ở Trung Quốc nào mà không thể chịu được những thay đổi này – như tăng giá nước, tiền phạt, đóng cửa, các vụ án hình sự - đang phải đối mặt với một vài lựa chọn thay thế.”

CỨU LẤY TRUNG QUỐC VỚI THỜI TRANG BỀN VỮNG0.3033808344310529

Kể từ Tháng Giêng năm 2014, 15000 nhà máy, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước lớn, đã phải công khai báo cáo số liệu thực tế về khí thải và lưu lượng nước. Trong năm 2013, Trung Quốc thực hiện chính sách mã số bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn cao hơn cho nước thải và khí thải từ các doanh nghiệp ươm tơ, len, se sợi đay, nhuộm và in ấn. Ngành công nghiệp dệt may và may mặc cũng nằm trong trọng tâm kế hoạch của Trung Quốc vì một nền kinh tế tuần hoàn với vốn đầu tư lớn vào công nghệ tái chế. Nằm trong Kế hoạch năm năm lần thứ 13 của chính phủ Trung Quốc trong việc phát triển kinh tế và xã hội, kim ngạch sản xuất dệt may tái chế cần đạt mục tiêu 4,5 triệu tấn vào năm 2020.

Rất nhiều nhà sản xuất hàng đầu Trung Quốc đã có những thay đổi đáng kể. Tập đoàn Esquel tại Hồng Koong - sản xuất hơn 100 triệu sản phẩm may mặc hàng năm cho các thương hiệu như Ralph Lauren, Tommy Hilfiger và Nike, đã đầu tư vào một trong những nhà máy xử lý nước thải lớn nhất ở Trung Quốc. Trong khi đó, Nhà máy Zhongshan Yida Apparel của tập đoàn Crystal – làm việc với các hãng Levi Strauss, H&M và Gap, cũng đã trở thành một hình mẫu cho ngành sản xuất quần jeans denim bền vững. Nhà máy tái chế vải bông của họ thậm chí còn tái tạo những tàn dư vải thành vật liệu mới cho quần jeans tái chế thân thiện với môi trường.

Hội đồng Quốc gia về Tài nguyên cũng đã có những cải tiến lớn với chương trình Thiết kế Sạch, một mô hình sản xuất toàn cầu làm việc với các nhà bán lẻ và nhà thiết kế thời trang lớn để làm xanh chuỗi cung ứng thời trang. Hơn 30 nhà máy dệt may đã giảm đáng kể lượng thải ô nhiễm của họ, cắt giảm được đến 36% lượng nước và 22% năng lượng sử dụng của một nhà máy và tổng cộng ít nhất 400 tấn hóa chất.

“Những nhà cung cấp tốt hơn là những bên có mối quan hệ kinh doanh lâu dài với các thương hiệu”, ông Kong khẳng định. Rất nhiều nơi đang phải đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng từ những thương hiệu thân thiện với môi trường như H&M, Levi Strauss, Marks & Spencer và Adidas, nhưng số còn lại không chịu quá nhiều sự xem xét kỹ lưỡng”. Trong khi nhiều công ty hưởng những lợi ích từ việc dọn dẹp khâu sản xuất sản phẩm may mặc như cải thiện hiệu quả, tiết kiệm tài chính tối thiểu và nâng cao lòng trung thành của người tiêu dùng, phần lớn những thương hiệu từ bình dân đến cao cấp vẫn chưa phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho chuỗi cung ứng của họ. Thật vậy, hàng ngàn doanh nghiệp đang chuyển khâu sản xuất của họ sang các quốc gia Châu Á với luật môi trường thoải mái hơn.

CỨU LẤY TRUNG QUỐC VỚI THỜI TRANG BỀN VỮNG0.3203807527867194

May mắn thay, có một thế hệ các nhà thiết kế mới ở Trung Quốc đang xây dựng các thương hiệu dựa trên nền tảng của phát triển bền vững, điều kiện làm việc công bằng và thậm chí là hoạt động từ thiện. “Họ tìm được sự quan tâm thực sự để nắm bắt thiết kế bền vững như một yếu tố quan trọng trong đặc tính thiết kế của họ,” ông Dean phân tích. Bên cạnh việc tổ chức các hội thảo và bài giảng giáo dục, và hợp tác với các viện nghiên cứu, trong vòng sáu năm Redress đã luôn truyền nguồn cảm hứng cho các nhà thiết kế trẻ để biển đổi tương lai ngành thời trang thông qua giải thưởng thiết kế EcoChic Design Award. Đây là cuộc thi thiết kế bền vững lớn nhất trên thế giới đã thử thách các nhà thiết kế mới nổi để cắt giảm chất thải ra khỏi thời trang, hay nói cách khác, nó đã trở thành “một mảnh đất ươm mầm cho sự đổi mới bền vững.” Những thí sinh tham gia đã gây được sự chú ý trên các phương tiện truyền thông từ tạp chí Chinese Vogue cho đến tờ báo New York Times, và hiện nay cuộc thi đang là chủ đề cho một bộ phim tài liệu mới.

Sự quan tâm này trùng hợp với một nhu cầu đang thay đổi ở Trung Quốc, đến từ những trái tim khát vọng ở Châu Á đang tìm kiếm phong cách và tính bền hơn là logo và những thương hiệu lớn. “Thế hệ mới này đang hướng đến chủ nghĩa cá nhân và phản ánh được sự sáng tạo của Trung Quốc,” ông Dean gải thích. “Những câu chuyện đằng sau thương hiệu đang ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn với sự quan tâm về xuất xứ và tính minh bạch.” Hãy thử nghĩ đến những nhãn hiệu tập trung vào chất liệu tự nhiên và tái chế như NEEMIC và FREITAG của Bắc Kinh hay những thương hiệu kết nối với thời trang chậm (slow fashion) và chất lượng vượt thời gian như Wan và Wong Fashion.

Trên thực tế, nhiều nhà thiết kế đang phản ứng lại với thời trang ăn liền và văn hóa sản xuất hàng loạt hiện nay, và đang cổ vũ hàng thủ công truyền thống của Trung Quốc bằng cách làm việc với các nghệ nhân. Ví dụ, Atelier Rouge Pékin bổ sung thêm chi tiết đương đại bất ngờ để cắt chiếc áo khoác Mao và những mẫu rập màu sắc truyền thống. “Rất nhiều khâu sản xuất sản phẩm chất lượng truyền thống đã bị mất trong cuộc biến đổi chủ nghĩa cộng sản và cuộc đua hạ giá ngang bằng nhà máy thế giới,” Hans Martin Galliker – đồng sáng lập NEEMIC cho hay. Cũng như hợp tác với các thợ may địa phương, thương hiệu sử dụng các loại vải hữu cơ được đan tay bởi các cộng động truyền thống ở Trung Quốc.

CỨU LẤY TRUNG QUỐC VỚI THỜI TRANG BỀN VỮNG0.7670788382182455

Sharon de Lyster, Lãnh đạo của Narrative Made cũng đồng tình với ý này. “Tôi đã nhìn thấy trong vòng năm nay trở lại đây, bao nhiêu người đã bỏ công việc làm thủ công truyền thống của họ để đi làm cho chuỗi cung ứng cho ngành công nghiệp thời trang ăn liền (fast fashion industry) hiện nay.” Bà hiện đang cộng tác cùng với những người làm gấp nếp và thêu thủ công của Miao để bảo tồn di sản của họ và thậm chí còn giúp đỡ các thương hiệu khác lấy nguồn từ các nghệ nhân trên khắp Châu Á. Những đồ thủ công thường sử dụng ít máy móc mà thay vào đó là quy trình và chất liệu tự nhiên, và có quy mô sản xuất nhỏ hơn, phương pháp này không chỉ là trách nhiệm xã hội và còn là một giải pháp bền vững cho vấn đề môi trường của Trung Quốc.

Quốc gia này vẫn còn một chặng đường dài để đi tiếp trong việc đảo ngược thập kỷ suy thoái sinh thái, nhưng trong bối cảnh với pháp luật của chính phủ, chuyển đổi tâm lý trong cộng đồng và người tiêu dùng, và hành động thương hiệu, những cải tiến đang được tiến hành, cùng những khuấy đổi và sáng tạo mới. Như ông Dean nói, “ngành công nghiệp thời trang của Trung Quốc – và của thế giới – sẽ không bao giờ giống nhau nữa

Source: https://www.notjustalabel.com/editorial/saving-china-with-sustainable-fashion